I/ SƠ LƯỢC VỀ MẬT THƯ:

1. Định nghĩa:

  • Mật thư là một văn bản chứa đựng một thông tin hay mệnh lệnh đã được mã hóa để giữ bí mật nội dung và chỉ giải mã được bằng những quy ước đã quy định truớc bởi người gởi và người nhận.

2. Các phần trong mật thư:

  • Bản tin (BT)
    • Là những ký tự hoặc hình vẽ, thoạt đầu nhìn sẽ rất khó hiểu.
    • Nội dung bản tin nằm giữa NW và AR.
    • Trong đó, NW: bắt đầu truyền tin và AR: kết thúc truyền tin.
  • Chìa khóa
    • Là một hình thức gợi ý cho người dịch tìm ra phương hướng giải mật thư.
    • Chìa khóa được viết tắt là CK, Key, OTT, On, O=n.
  • Bạch văn (BV)
    • Là một văn bản hoàn chỉnh sau khi dịch xong, mà ai đọc vào cũng có thể hiểu được.

3. Những điều cần biết khi giải mật thư:

  • Thứ tự bảng chữ cái alphabet (26 chữ cái)
Bảng chữ cái tiếng Anh (The English Alphabet)
  • Quốc ngữ điện tín (dấu tự + dấu thanh)
    • Dấu tự:
      • Ă = AW
      • Ê = EE
      • Ơ = OW
      • Ư = UW
      • Â = AA
      • Đ = DD
      • Ô = OO
      • ƯƠ = UOW
    • Dấu thanh:
      • Sắc = S
      • Huyền = F
      • Hỏi = R
      • Ngã = X
      • Nặn = J
  • Bảng Morse

II/ HỆ THỐNG MẬT THƯ

1. Ẩn giấu

  • Đặc điểm:
    • Nội dung của bạch văn sẽ bị ẩn đi hoặc biến mất trong nội dung đoạn bản tin (bởi các ký tự giả).
  • Các dạng thường gặp:
    • Dạng nhận lấy
    • Dạng loại bỏ
    • Dạng kết hợp (nhận lấy & loại bỏ)
    • Dạng mật thư hóa học

2. Dời chỗ

  • Đặc điểm:
    • Các ký tự của bạch văn bị dịch chuyển một cách có trật tự, logic, thường không có các ký tự giả trong bản tin.
  • Các dạng thường gặp:
    • Dạng dời theo phương hướng
    • Dạng dời theo hình tượng
    • Dạng đổi – đảo
    • Dạng Cam Ranh (chữ đối số)
    • Dạng Cam Ranh (chữ đối chữ )

3. Thay thế

  • Đặc điểm:
    • Những ký tự của bạch văn bị thay thế bằng những ký hiệu, con số hay ký tự bất kì, theo một quy tắc có logic.
  • Các dạng thường gặp:
    • Dạng ký tự thay ký tự
    • Dạng ký tự thay từ
    • Dạng từ thay ký tự
    • Dạng ký tự thay số
    • Dạng morse
    • Dạng ma phương
    • Dạng chuồng/chấm/góc

4. Tọa độ

  • Đặc điểm:
    • Dạng mật thư tọa độ (đồ thị) đòi hỏi sự chính xác cao, tọa độ là hình thức xác định một điểm nào đó bằng cách đối chiếu tung độ (chiều dọc) và hoành độ (chiều ngang).
  • Các dạng thường gặp:
    • Dạng tọa độ theo chữ
    • Dạng tọa độ theo số

III/ MẬT THƯ THÁNH KINH

Mật thư Thánh Kinh là các mật thư được thiết lập dựa trên các “khóa” là những câu Kinh Thánh. Mật thư Kinh Thánh không chỉ đòi hỏi người dịch cần đọc kỹ và suy luận từ đoạn Lời Chúa ấy để tìm hướng giải, nhưng còn giúp người dịch có thể hiểu biết, nhớ và nghiền ngẫm hơn về Kinh Thánh và những điều Chúa muốn nói qua đoạn Lời Chúa đó.


Luyện tập thêm: