Nhà thờ đổ Nam Định là một trong những điểm đến thu hút giới trẻ nói riêng, du khách nói chung. Cùng chúng tôi tìm hiểu về nơi này ngay sau đây.

Nhà thờ đổ Nam Định ở đâu?

NỘI DUNG

Nhà thờ đổ Nam Định (nhà thờ đổ Hải Lý) được xây vào năm 1877, nằm bên bờ biển Xương Điền thuộc địa phận xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Đây là một trong những công trình nổi bật ở tỉnh vì nét cũ xưa, hoài niệm, gợi cảm hứng cho các nhiếp ảnh gia lẫn gây chú ý với du khách đến Nam Định.

Nhà thờ đổ Nam Định được nhiều bạn trẻ check in. Ảnh: @xuantoan18.

Nhà thờ đổ Nam Định được nhiều bạn trẻ check in. Ảnh: @xuantoan18.

Lý giải tên của nhà thờ đổ Nam Định và câu chuyện lịch sử

Nhà thờ đổ có thể hiểu là nhà thờ bị bỏ hoang từ năm 1996, vốn có tiền thân là nhà thờ Trái Tim tại làng chài Xương Điền. Trước đây, làng chài Xương Điền là kết quả của công cuộc quai đê lấn biển được nhân dân Hải Hậu tiến hành từ những năm đầu thế kỷ XVIII.

Năm 1877, nhà thờ Trái Tim có diện tích 252m2, dài 14m, rộng 7m. Những năm 20 của thế kỉ XX, nhà thờ Trái tim được di chuyển vào sâu phía trong để tránh ngập mặn. Ảnh: @huonnxinh_2903.

Năm 1877, nhà thờ Trái Tim có diện tích 252m2, dài 14m, rộng 7m. Những năm 20 của thế kỉ XX, nhà thờ Trái tim được di chuyển vào sâu phía trong để tránh ngập mặn. Ảnh: @huonnxinh_2903.

Một số công trình kiến trúc lớn trên biển như nhà thờ đã bị những cơn sóng đánh đổ xuống, nhưng nhà thờ đổ vẫn tồn tại. Ảnh: Người Nam Định.

Một số công trình kiến trúc lớn trên biển như nhà thờ đã bị những cơn sóng đánh đổ xuống, nhưng nhà thờ đổ vẫn tồn tại. Ảnh: Người Nam Định.

Năm 1917, nhà thờ họ Trái tim Chúa được xây dựng lần thứ 2 với quy mô lớn theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp tại vị trí hiện nay. Nhà thờ được hoàn thành vào năm 1927, rộng 9.330m2, dài 47m, rộng 15m.

Nhà thờ đổ Nam Định lúc bấy giờ có tháp chuông cao 27m, vòm thánh giá cao 15m với kiến trúc cửa vòm. Những hoa văn trang trí theo phong cách châu Âu tinh xảo lúc ấy nhận được nhiều lời khen ngợi. Ảnh: @jenny_tran_54.

Nhà thờ đổ Nam Định lúc bấy giờ có tháp chuông cao 27m, vòm thánh giá cao 15m với kiến trúc cửa vòm. Những hoa văn trang trí theo phong cách châu Âu tinh xảo lúc ấy nhận được nhiều lời khen ngợi. Ảnh: @jenny_tran_54.

Vì thời tiết khắc nghiệt của thời tiết, nhà thờ Trái tim Chúa cùng một số nhà thờ khác lại phải di chuyển vào sâu trong đất liền và được xây dựng lần thứ 3.

Nhà thờ đổ Nam Định đã chứng kiến và trải qua bao biến động. Nhà thờ đổ sẽ lún sâu 1 km khi thủy triều dâng. Ảnh: Người Nam Định.

Nhà thờ đổ Nam Định đã chứng kiến và trải qua bao biến động. Nhà thờ đổ sẽ lún sâu 1 km khi thủy triều dâng. Ảnh: Người Nam Định.

Đến năm 2005, nhà thờ đổ Nam Định vẫn vững chãi dưới tác động của bão số 7 đã 'cuốn trôi' một số tòa nhà và những gì còn sót lại củ làng chài ngày nào.

Đến năm 2005, nhà thờ đổ Nam Định vẫn vững chãi dưới tác động của bão số 7 đã “cuốn trôi” một số tòa nhà và những gì còn sót lại củ làng chài ngày nào.

Dẫu là một công trình cũ, bị muối biển 'lấn chiếm' không ít, nhà thờ đổ vẫn khiến người tham quan và đặc biệt là người trẻ phải trầm trồ trước những tàn dư của mình. Ảnh: @tuyetlanhh.

Dẫu là một công trình cũ, bị muối biển “lấn chiếm” không ít, nhà thờ đổ vẫn khiến người tham quan và đặc biệt là người trẻ phải trầm trồ trước những tàn dư của mình. Ảnh: @tuyetlanhh.

Điều này chứng tỏ đây là công trình tâm huyết, thẩm mỹ và có chiều sâu nghệ thuật. Nhà thờ vẫn vững chãi suốt hơn 140 năm, chứng kiến bao thay đổi của tỉnh Nam Định.

Nhà thờ đổ sẽ lún sâu 1 km khi thủy triều dâng. Ảnh: Người Nam Định.

Nhà thờ đổ sẽ lún sâu 1 km khi thủy triều dâng. Ảnh: Người Nam Định.

Nhà thờ đổ cách thủ đô Hà Nội khoảng hơn 140km nên trở thành điểm cắm trại, tham quan kết hợp tìm hiểu đời sống của người dân trong vùng. Ảnh: @yoo98._.

Nhà thờ đổ cách thủ đô Hà Nội khoảng hơn 140km nên trở thành điểm cắm trại, tham quan kết hợp tìm hiểu đời sống của người dân trong vùng. Ảnh: @yoo98._.

Du khách và người dân quanh khu vực nhà thờ đổ. Ảnh: @voongsenh.

Du khách và người dân quanh khu vực nhà thờ đổ. Ảnh: @voongsenh.

Ngoài là điểm tham quan, nhà thờ đổ Nam Định còn được gọi là chứng tich của biến đổi khí hậu. Vì thế, công trình này không đơn thuần chỉ là điểm du lịch, chụp ảnh mà còn mang nhiều ý nghĩa với giới chuyên gia và gắn bó với cuộc sống của người dân Nam Định.

> Đọc tin mới nhất hôm nay