BÀI TẬP LỚN
Trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội

Môn học: Phương pháp thiết kế kiến trúc
GVHD: Ths. Kts. Khuất Tân Hưng
SVTH: Nguyễn Thị Thơm – 15K7

Mục Lục
I. Tác giả : Richard Meier
II. Công trình nhà thờ Jubilee
1.

Địa điểm

2.

Mối quan hệ của công trình với địa điểm xung quanh
a.

3.

Điều kiện tự nhiên

Tính thống nhất trong sự đa dạng của hình thức kiến trúc
đối với công trình

4.

Phương thức hòa nhập của công trình với địa điểm

5.

Tổ chức không gian
a.

Cách tổ chức không gian theo quan hệ bố cục

b.

Giao thông, sự vận dụng ánh sáng trong công trình

c.

d.

e.
6.

Mối quan hệ giữa các không gian trong công trình kiến
trúc
Các nguyên tắc vận dụng trong tổ hợp hình khối và
không gian của công trình kiến trúc
Hình tượng kiến trúc

Các quy luật hình thức vận dụng trên mặt đứng của công
trình

7.

Ý tưởng kiến trúc

8.

Nội thất

9.

Kết cấu

I.

Tác giả

Richard Meier
Ngày sinh: 12/10/1934
Nơi sinh: New Jersey, Hoa Kỳ
Nghề nghiệp: kiến trúc sư, thành viên
của nhóm New York Five gồm có 5
kiến trúc theo chủ nghĩa Hiện đại, điều
hành hãng Richard Meier & Partners
có văn phòng tại New York và Los
Angeles
Các công trình của Richard Meier nổi
danh toàn thế giới nhờ mang trong
mình triết lý, phong cách thiết kế hết
sức độc đáo: nét đẹp trừu tượng, hình
khối rõ nét, và việc sử dụng màu trắng,
nhất quyết phải là màu trắng. “màu
trắng phản xạ và khúc xạ ánh sáng làm

cho màu sắc xung quanh chúng ta sống
động hơn. Nó giúp chúng ta cảm nhận
được sự thay đổi tông màu và màu sắc
trong tự nhiên”.
Những đặc thù đó có được, một phần
cũng là do Richard Meier chịu ảnh
hưởng sâu sắc từ không gian thiết kế
của Le Corbusier. Khi tiếp cận một dự án, ngoài những lưu ý nghiêm túc dành cho chức năng
công trình, Richard Meier luôn để tâm đến bối cảnh – đó là gì và có thể là gì. Ông suy xét đến
bản chất cộng đồng của công trình và cách để cải thiện nó, cách tạo ra các không gian có khả
năng khuấy động trải nghiệm sống của những con người trong đó. Là một người Mỹ gốc Do
Thái, tín ngưỡng có những ảnh hưởng nhất định lên triết lý làm việc của ông: đó là luôn hướng
đến tương lai và những gì ông tạo ra hôm nay, ảnh hưởng không chỉ đến những con người sống
trong hiện tại, mà còn tới cả những con người sống trong tương lai 20 – 50 năm nữa. Các công
trình ông tạo ra đều mang giá trị bền vững, chúng không chỉ là những kiệt tác kiến trúc mà còn là
đại diện cho cả một thời kỳ lịch sử. Nét đặc trưng và đặc thù của chúng sẽ luôn nhắc nhớ những
con người tương lai về một thời kỳ lừng lẫy của kiến trúc, của chủ nghĩa hiện đại.

Một số những công trình của ông:
Seamarq Hotel, Gang- neung, Hàn Quốc (2016)

Bodrum Houses (2012)

Saltzman House (1969), Đông Hamton, New York, Mỹ

II.

Công trình nhà thờ Jubilee

Năm 1996, Richard Meier đã giành chiến
thắng trong cuộc thi thiết kế nhà thờ ở
Roma – Italia và Đồ án nhà thờ Jubilee của
ông đã được chọn để thực hiện. Công trình
hoàn thành vào năm 2003.

Ông cho rằng: “Màu trắng là màu tuyệt vời
nhất bởi vì bên trong nó, bạn có thể nhìn
thấy tất cả các màu sắc của cầu vồng”. Và
nhiều năm sau đó, màu trắng vẫn là sắc
màu mà ông lựa chọn cho các thiết kiến
trúc của mình. Dự án “Nhà Thờ Jubille”
cũng được tạo nên với màu trắng tuyệt vời
này.

Meir giới thiệu thiết kế của nhà thờ Jubilee với giáo hòang John Paul 2

1.

Địa điểm

Công trình được xây dựng ở Tor Tre Teste, Rome, Italya. – một trong những khu
ngoại ô xa xôi hẻo lánh của Rome

Phối cảnh của công trình vói các công trình lân cận.
Công trình được xây dựng với diện tích 830m2 trong khuôn viên rộng 1671m2, do

Kiến trúc sư Richard Meier và cộng sự, NY, USA thiết kế
2.

Mối quan hệ của công trình với địa điểm xung quanh

Nhìn tổng thể của công trình và xung quanh công trình, ta có thấy rất rõ rằng,
Nhà thờ Jubilee được xem như là một trung tâm mới dành cho khu nhà ở dường
như biệt lập ở vùng Tor Tre Teste, nằm ngay bên ngoài trung tâm thành phố Rome.
Khu tam giác này có ba phần nối; nối đầu tiên chia thánh địa này về phía Nam,
nơi gian giữa của giáo đường tọa lạc từ khu ngoại vi thế tục chạy về phía Bắc; nối
thứ hai tách biệt lối đi bộ từ khu vực nhà ở tọa lạc ở phía Đông; và nối thứ ba lại
tách biệt lối đi bộ từ khu đậu xe tọa lạc ở phía Tây.
Nhà thờ và trung tâm cộng đồng nằm chếch về phía Đông khu vực này. Từ phía
Đông, người ta dễ dàng tiếp cận hai nơi này thông qua một khu buôn bán với lối
vào có lát đá, nằm cạnh khu vực gần trung tâm nhộn nhịp nhất, kề cận với nơi sẽ

làm thảm cỏ đằng trước sagrato. Mặt phía Tây của Nhà thờ trải dài ra vì hai cái sân
cách biệt nhau bằng một con đường đắp cao có lát đá chạy về phía Đông-Tây, giữa
trung tâm cộng đồng lên phía Bắc và nhà thờ lên phía Nam.

Khi nhìn tổng thể công trình, 1 điều ẩn dụ mà tác giả cố tình thể hiện ở bản thân
công trình, đó là những tấm được làm cong, như thể cố tình che đi tất cả mọi thứ,
từ ánh nắng mặt trời, đến con mắt của con người. thực tế thì đugs là như vậy, nếu
giả sử chúng ta đứng ở trên
tầng cao của các tóa nhà cao
tầng thì sẽ nhìn thấy hết bên
trong công trình, nhà thờ là
1 nơi linh thiêng, KTS
Richart Meier đã rất không

khéo dùng những đường
cong, đường thẳng cao vót,
để tránh những ánh mắt của
con người khi nhìn từ trên
xuống

a.

Điều kiện tự nhiên
– Địa hình:

Nằm trong 1 khu đất khá bằng phẳng ở vùng ngoại ô, nên côn trình cũng tuân
theo tự nhiên mà bằng phẳng

Phối cảnh nhà thờ Jubilee

Mặt bằng tầng 1 và 2 của nhà thờ
Rõ ràng là địa hình không hề ảnh hưởng đến công trinh.
– Khí hậu: Rome có khí hậu đặc trưng của vùng Địa Trung Hải, mùa hè khoảng
từ tháng 6 đến tháng 9 thì trời khá khô, nhiệt độ lên cao đến tận 37 độ C. Không
những thế, độ ẩm cũng tăng cao, nhất là vào tháng 7 và tháng 8, khiến cho không
khí trở nên căng thẳng và oi bức đến khó chịu. Vào mùa đông từ khoảng tháng 12
đến tháng 8 thì trời không lạnh lắm, nhiệt độ trung bình vào khoảng 10 – 15 độ C.
Chính vì thế mà nơi đây cũng hiếm khi có tuyết xuất hiện.
Liệu điều này có ảnh hưởng đến thiết kế của công trình không? 1 câu hỏi đặt ra ở
đây.

Meier đã cố tình thiết ké cho không gian cầu nguyện cao lên và có sự phân cách
không gian nhờ những đường cong, mục đích vừa để điều hòa không khí bên trong
vừa tạo cảm giác linh thiêng.

3.

Tính thống nhất trong sự đa dạng của hình thức kiến trúc đối với công trình

Nhà thờ rất thuận lợi về vấn đề giao thông, bởi lẽ nó tọa lạc ở trục chính của
đường, khi đi từ phía đông, đập ngay vào mắt chính là nhà thờ, nằm ở cuối con
đường. Sẽ thấy được những đường con xếp theo modun từ nhỏ đến to như cầu
vồng.
Công trình nằm ở chính giữa ngã ba, nên đi hướng nào chúng ta cũng nó thể thấy
được nó.
4.

Phương thức hòa nhập của công trình với địa điểm

Mặt bằng tổng thể của công trình

Tất cả các công trình đểu có gắn liền sâu sắc, khăng khít với địa điểm, và nhà thờ
Jubilee cũng như vậy. 2 dãy nhà ở được quy hoạch có điểm tụ, để hở ra 1 khoảng
trống hình tam giác, vì thế nên diện tích cả nhà thờ cũng vì thế mà có hình dạng
như vậy
Meier đã sử dụng phương thức đối lập để xá định bố cục của mặt bằng công
trình, các công trình nhờ ở xung quanh được quy hoạch theo dạng phân tán, còn
nhà thờ Jubilee lại bố cục theo dạng tập trung

Kiến trúc chi phối cảnh quan và môi trường

Qúa trình hình thành mặt bằng của công trình
Nó có ảnh hưởng khá lớn từ địa điểm, trục chính của công trình trùng với trục
đường chính, mặt đứng chính cũng hướng về trục đường chính

Khu phức hợp này chính thức khác biệt với những tòa nhà xung quanh, trở thành
một cột mốc trắng ở phía trước của hình vuông, một khu vực tiếp nhận giáo đoàn.

5.

Tổ chức không gian
a. Cách tổ chức không gian theo quan hệ bố cục

Mặt bằng tâng 1 của công trình
Từ mặt bằng, có những nhận xét: mặt bằng gọn, giao thông ngắn, chiến ít đất đai
xây dựng, Toàn bộ các khu chức năng, các không gian sử dụng được sắp xếp trong
một khối hoặc một tổ hợp gồm nhiều khối liên kết với nhau chặt chẽ, tạo thành một
khối lớn đồ sộ .
Chính vì vậy, có thể nhận ra rằng, công trình này được tổ hợp bố cục mặt bằng
tập trung.

Sử dụng giải pháp này, khiến cho các hệ thống kỹ thuật ( điện, nước, thông gió )
ngắn gọn, tiết kịêm . hình khối, mặt nhà dễ biểu đạt hình đồ sộ, hoành tráng, gây
được cảm xúc mạnh.

Và nhược điểm của nó cũng không ít, nền móng, kết cấu phức tạp, hình dáng
kích thước khác nhau, chế độ ánh sáng, thông gió tự nhiên kém, dễ gây ồn bởi các
không gian gần nhau. Nhưng Richart Meier đã rất khéo léo, ông tạo ra những
đường cong cao, kết hợp với kính trên mái, để lấy ánh sáng từ trên xuống

Những tấm cong được ông khoét rỗng, để khiếng không gian chình được mở
rộng ra hơn, tiếng ồn cũng vì thế mà giảm đi
b.

Giao thông, sự vận dụng ánh sáng trong công trình

Nhà thờ trắng sáng làm cho việc sử dụng ánh sáng rõ ràng cả bên ngoài và bên
trong. Như Meier mô tả nó:
Ánh sáng là phương tiện để chúng ta có thể kinh nghiệm cái mà chúng ta gọi là
thiêng liêng. Ánh sáng là nguồn gốc của tòa nhà này … Trong nhà thờ Jubilee, ba
vỏ bê tông xác định Một bầu khí quyển bao quanh, trong đó ánh sáng từ các cửa sổ
trần nhà tạo ra một trải nghiệm không gian sáng và những tia nắng mặt trời đóng
vai trò ẩn dụ bí ẩn về sự hiện diện của Thiên Chúa … “

c.

Mối quan hệ giữa các không gian trong công trình kiến trúc

Nhà thờ được chia ra làm 2 không gian chính: không gian cầu nguyện , không
gian trưng bày và không gian phụ kết nối ở giữa chính là khu vực phòng thờ và
không gian giao thông chính.

d.

Các nguyên tắc vận dụng trong tổ hợp hình khối và không gian của công
trình kiến trúc
– Tính chất hình thể của không gian

Các khối hình chữ nhật đặt theo chiều đứng biểu hiện sự thanh thoát, vươn cao.

Công trình khi nhìn từ ngoài vào, cảm giác đó là 1 công trình có nhiều không gian
mở, nhưng tực tế bên trong thì là không gian đóng. Các khối được sắp đặt theo 2
chiều cơ bản vuông góc với nhau

Tính chất hinh học của không gian

Sự kết hợp hài hòa của các đường cong và các hình vuông
Vận dụng quy luật tương phản và vi biến bằng cách kết hợp những hình
vuông với những đường cong. Đặc biệt gây ấn tượng và cảm xúc nhất
định cho người nhín.
Cấu trúc tỷ lệ của toàn bộ phức hợp dựa trên một loạt các hình vuông và
bốn vòng tròn. Ba vòng tròn bán kính bằng nhau tạo ra các cấu hình của
ba vỏ bê tông, cùng với bức tường cột sống, tạo thành phần thân của gian
giữa
“Bản thân em, một đứa sinh viên năm thứ 2, cũng không khỏi ngỡ ngàng trước
sự kết hợp này, nó ko mang lại cảm giác khô cứng, thô giáp, dở dang… mà khi
nhìn vào nó, em cảm thấy như thể đây là 1 khối độc lập, hợp nhất” – Ý kiến của
sinh viên

Đặc điểm hình học của không gian

Tính quy luật của các yêu tố xác định không gian