Sau một thời gian dài toàn bộ Nhà thờ Lớn xuống cấp nghiêm trọng, lớp vữa phía ngoài nhà thờ đã hư hỏng nặng nề, lớp gạch nung bên trong cũng bị ảnh hưởng đáng kể gây nguy hiểm đến kết cấu kiến trúc. 

“Chúng tôi trùng tu lại những thứ hỏng, xuống cấp chứ không làm mới, không thay đổi kết cấu. Công trình này vật liệu làm ngày xưa chủ yếu là gạch, vôi vữa. Trải qua thời gian, phần vỏ ngoài của nhà thờ bị bong tróc, vá không được nên bắt buộc phải bóc hết đi để trát lại”- linh mục Chính xứ Nhà thờ chính toà Hà Nội, An tôn Nguyễn Văn Thắng cho biết.

Nhà thờ Lớn Hà Nội mang đặc trưng phong cách kiến trúc trung cổ châu Âu. Tòa nhà là điểm nhấn đặc biệt trong khu vực phố cổ Hà Nội vốn theo kiến trúc Á đông truyền thống.

Ngoài là điểm du lịch, Nhà thờ Lớn 130 năm tuổi này còn là nơi sinh hoạt thường xuyên của các giáo dân, vậy nên yếu tố an toàn cần được đặt lên hàng đầu. 

Diện mạo mới của Nhà Thờ Lớn Hà Nội:

Chú thích ảnh
Nhà thờ Lớn Hà Nội đã hoàn thiện lớp sơn cuối cùng.
Chú thích ảnh
“Thay áo” mới cho Nhà thờ Lớn đã được thực hiện khoảng 1 năm do lớp vữa ngoài đã xuống cấp, ảnh hưởng đến mỹ quan và chất lượng công trình.
Chú thích ảnh
Nhà thờ được khánh thành năm 1887 với tên gọi Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph). Gọi là Nhà thờ Lớn vì đây là công trình Công giáo lớn nhất ở Hà Nội. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc, trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá.
Chú thích ảnh
Đến nay, Nhà thờ Lớn Hà Nội vẫn được sử dụng làm nơi hành lễ của giáo dân Giáo xứ Chính tòa và Tổng giáo phận Hà Nội.
Chú thích ảnh
Nhà thờ đã hoàn thành lớp sơn bên ngoài. Tuy nhiên, bên trong vẫn đang hoàn thiện một số hạng mục như tượng, điện, mặt đồng hồ, lát gạch 2 bên…
Chú thích ảnh
Dự kiến, tháng 6 sẽ hoàn thành tất cả các hạng mục
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Nhiều người tranh thủ chụp ảnh, check in trước Nhà thờ Lớn với lớp sơn mới.
Chú thích ảnh
“Việc sơn lại giả cổ như thế này tuy mất nhiều thời gian, công sức nhưng là cần thiết để nhà thờ vừa đảm bảo được tuổi thọ, vừa giữ được dáng vẻ cổ kính, nghiêm trang, thân thuộc với nhiều thế hệ người dân Hà Nội”, anh Phạm Việt Hùng, người dân sống tại phố Triệu Quốc Đạt chia sẻ.