Tổ chức lễ an táng là một nghi thức không thể thiếu trong tang lễ, nghi thức này nhằm đưa tiến người đã mất về nơi an nghỉ cuối cùng.

Để hiểu rõ hơn về lễ an táng cũng như các nghi thức nhỏ trong tổ chức lễ an táng, hãy dành ra 2 phút để tham khảo bài viết này.

Tổ chức lễ an táng là gì?

Tổ chức lễ an táng có lẽ là khái niệm không còn xa lạ với nhiều người, tuy nhiên vẫn có một số người chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm này hoặc hiểu sai về nghi thức này.

Lễ an táng là phong tục và là nghi thức không thể bỏ qua trong mỗi đám tang, chính vì vậy hãy cùng tìm hiểu cụ thể về nó trong bài viết ngày hôm nay.

An táng chính là từ ngữ dùng theo cách trang trọng, nhằm thể hiện việc chôn cất người đã mất theo phong tục truyền thống hoặc lễ giáo riêng. Vậy lễ an táng là như thế nào? Tổ chức lễ an táng được tiến hành ra sao?

Lễ an táng chính là nghi lễ chôn cất người đã mất, đây là nghi thức rất quan trọng trong đám tang, chính vì vậy cần tổ chức lễ an táng một cách chu toàn nhất.

Ngày nay có rất nhiều dịch vụ tổ chức tang lễ trọn gói cung cấp gói an táng chuyên nghiệp, các gia đình hầu như không cần chuẩn bị bất kỳ điều gì mà vẫn có thể tổ chức lễ an táng chu đáo, vẹn toàn.

Phong tục tổ chức lễ an táng hiện nay

Mỗi vùng miền có cách gọi nghi lễ được tổ chức nhằm đưa tiễn người mất về nơi an nghỉ cuối cùng khác nhau, có nơi gọi là đám ma, có nơi gọi là đám tang.

Do sự ảnh hưởng của Nho giáo nên phong tục tổ chức tang lễ tại Việt Nam đa phần có nét tương tự với một số nước có nền Nho giáo mạnh như Hàn Quốc hay Trung Quốc,…

Với sự hội nhập về văn hóa và tôn giáo, phong cách tổ chức tang lễ tại Việt Nam cũng có nhiều thay đổi.

Ngoài tổ chức lễ an táng cho người mất theo cách truyền thống của Đạo Phật thì cũng có nhiều nghi lễ an táng khác nhau đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam.

Phong tục tổ chức lễ tang của mỗi tôn giáo sẽ có đôi chút thay đổi tùy theo từng vùng miền, tuy nhiên vẫn toát lên những đặc điểm chung và có đầy đủ những bước cơ bản.

Ở phần tiếp theo của bài viết hãy cùng tìm hiểu về nghi thức tổ chức lễ an táng của từng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Nghi thức tổ chức lễ an táng theo từng tôn giáo

Tổ chức lễ an táng trong đạo Phật

Tổ chức lễ an táng là nghi thức thể hiện sự tôn kính với người đã khuất và đồng thời cũng là văn hóa và truyền thống của người Việt Nam từ xưa đến nay.

Trong một nghi lễ an táng của đạo Phật thường gồm 3 quá trình: cất đám, hạ huyệt và rước vong về thờ cúng.

Nghi lễ cất đám

Cất đám là nghi thức được thực hiện trước khi di quan nhằm trừ tà ma và ác quỷ quấy rối linh hồn người đã khuất, đi kèm với nghi lễ này, thầy cúng sẽ đọc văn tế, trước khi linh cữu được đậy kín lại.

Đạo Phật thường chú trọng nhiều chi tiết nhỏ nhằm sắp xếp đúng trình tự di quan, Phật đình sẽ đi đầu tiên, sau đó là long kiệu và cờ, linh sa, cơ đám tang, kèn trống, xe tang, cuối cùng là con cháu, bạn bè và những người hàng xóm thân thiết.

Trong lễ cất đám, người con trai trưởng sẽ đi bên cạnh linh cữu, chống gậy vông và đi lùi nếu là con trai để tang mẹ.

Lễ hạ huyệt

Lễ hạ huyệt cần thực hiện đúng giờ, đúng lúc, cần làm theo hướng dẫn của thầy cúng.

Theo lẽ thông thường, người đầu tiên lấp hòm sẽ là con trai trưởng, sau đó là các anh chị em trong gia đình và con cháu, mỗi người sẽ cầm một nắm đất nhỏ để huyệt mộ.

Nghi lễ huyệt mộ (Mỗi người cầm nắm đất nhỏ bỏ lên linh cữu) nhăm thể hiện sự tiễn biệt, đắp mộ cho cha mẹ, sau đó thầy cúng sẽ thực hiện những nghi thức cúng vái còn lại.

Rước vong về thờ

Sau nghi lễ hạ huyệt, con cháu của người đã mất sẽ mang bát hương, di ảnh và mâm hoa quả thờ đặt trên linh sa về để đặt lên bàn thờ, linh sa thường được sử dụng trong nghi thức này sẽ là một cành liễu.

Tổ chức lễ an táng trong đạo công giáo

Nhìn chung nghi lễ an táng nói riêng và tổ chức tang lễ nói chung của đạo công giáo sẽ ít thủ tục và đơn giản hơn so với đạo Phật.

Lễ an táng của đạo công giáo được chuẩn bị từ phần di quan, và được chia thành 2 giai đoạn.

Giai đoạn đầu tiên được thực hiện bởi bà con trong dòng họ, mọi người sẽ đọc kinh cầu nguyện trước khi đưa quan tài vào nhà thờ làm lễ, sau đó sẽ là lễ bái quan và di quan.

Người cầm bát hương là người đi trước, tiếp theo là người mang di ảnh và cuối cùng là người thân trong gia đình và bạn bè.

Trong nghi thức di quan, khi linh cữu được đưa ra khỏi nhà, sẽ thực hiện cho linh cữu hướng đầu vào nhà như chào từ biệt.

Tiếp sau đó cha xứ sẽ làm nghi thức làm phép hạ huyệt và hạ huyệt, cầu nguyện cho người tham dự tang lễ.

Dịch vụ tổ chức lễ an táng trọn gói – Tang lễ Hà Nội

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết của Tang lễ Hà Nội đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nghi thức an táng cũng như phong tục tổ chức lễ an táng của mỗi tôn giáo hiện nay tại Việt Nam.

Thông thường mỗi gia đình khi có người thân mất đi đều mong muốn tổ chức tang lễ và đặc biệt là lễ an táng một cách vẹn toàn nhất.

Trong những giây phút cuối cùng của người đã khuất, người thân luôn mong muốn dành thật nhiều thời gian để ở bên linh cữu, chính vì điều này, dịch vụ an táng trọn gói của Tang lễ Hà Nội đã ra đời.

Dịch vụ tang lễ trọn gói và an táng theo từng phong tục tại Tang lễ Hà Nội sẽ chu toàn mọi quy trình trong tang lễ, chính vì vậy gia đình sẽ có nhiều thời gian hơn để ở cạnh linh cữu, không cần chạy ngược chạy xuôi để lo toan mọi việc.