Thánh lễ được hiểu đơn giản chính là những lời chúc tụng của Hội Thánh đối với Đức Chúa Cha, với tất cả những người đã cứu chuộc và thánh hóa con người. Đây cũng được coi là cuộc tưởng niệm lễ Vượt Qua của Chúa Kitô.

Các phần của thánh lễ 

Về mối liên quan thì hai phần thánh lễ có mối quan khá chặt chẽ bởi đây là hoạt động lắng nghe Lời Chúa

Nếu không tính những nghi lễ bắt đầu và kết thúc thì thánh lễ sẽ được chia thành 2 phần chính.

Phần 1 là Phần phụng vụ Lời Chúa: Ở phần này sẽ gồm lời cầu nguyện, thực hành đọc các bài Kinh Thánh, bài giảng cho giáo dân.

Phần 2 là Phần phụng vụ Thánh Thể để chuẩn bị lễ vật, kinh nguyện thánh thể và hiệp lễ.

Về mối liên quan thì hai phần có mối quan khá chặt chẽ bởi đây là hoạt động lắng nghe Lời Chúa, để dạy dỗ con người hướng đến phụng vụ Thánh Thể, nên thánh lễ nhận được sự tham gia của nhiều tín hữu.

Ai là người được cử hành thánh lễ?

Do Chúa đã truyền dạy cho các tông đồ và những người giữ chức vụ Linh mục nên các hình thức của thánh lễ sẽ được Linh mục cử hành. Đây cũng được coi là cách để tưởng nhớ đến chúa, hay những người truyền dạy thánh lễ.

Thánh lễ có ý nghĩa như thế nào?

Thánh lễ là ngày tưởng niệm lễ Vượt Qua của Chúa Kitô, là sự hi sinh của Chúa Kitô trong Phụng vụ Hội Thánh.

Thánh lễ thường được gọi là hy lễ khen ngợi, dùng để bày tỏ lòng tôn kính hoặc dân lên các vật phẩm của con người dâng lên Chúa, đấng tối cao nhằm cảm tạ, xin tội hay đền tội.

Thánh lễ này được thực hiện nhờ vào Chúa Kitô để kết hiệp các tín hữu vào bản thân Ngài, vào lời ngợi khen và lời chuyển cầu của Ngài. Đây cũng được coi là ngày tưởng niệm lễ  Vượt Qua của Chúa Kitô, là sự hi sinh của Chúa Kitô trong Phụng vụ Hội Thánh.

Bên cạnh đó, đây cũng chính là bữa tiệc để chúng ta được hiệp thông vào Máu Chúa nên những người theo đạo cần phải tham gia tích cực, sinh động, lãnh nhận lương thực thần linh nuôi dưỡng đời sống Kitô hữu và đời sống cộng đoàn.

Một số nhận định khác, Hy lễ là sự cứu chuộc chúng ta khỏi những điều xấu xa. Để kính trọng và nhớ ơn những màu nhiệm Chúa Kitô chịu chết và sống lại cùng trông đợi Người đến trong vinh quang. Mặt khác, nhận được sự cảm tạ và tha thứ trong tâm hồn, thể xác từ Chúa.

Cách tham dự thánh lễ 

Bởi đây là sự phụng vụ cao nhất mà toàn bộ người dân cần dâng lên Chúa để ngợi khen và cầu khẩn mọi ơn lành hồn xác cho mình, cho Hội thánh và toàn thế giới nên cách tham dự được thực hiện như sau:

  • Đối với những người tín hữu cần phải đồng lòng và hợp nhất với chủ tế, với cộng đoàn để việc dâng thánh lễ được diễn ra suôn sẻ.
  • Mặt khác, những người tham gia cần có ý thức tốt, đồng lòng thành kính dâng thánh lễ.
  • Đối với những tín hữu đã tham gia thánh lễ cần hiệp lễ để kết hợp mật thiết với Chúa, cùng nhau xóa bỏ các tội và tăng thêm sức mạnh để tín hữu tránh khỏi những điều xấu xa, cán dỗ.
  • Thánh lễ được thực hành mỗi tuần 1 lần vào những ngày chủ nhật, lựa chọn để làm thành ý lực chủ yếu trên hướng dẫn.

Các phần cần thực hiện trong thánh lễ

Có hai phần mà chúng ta cần thực hiện trong thánh lễ: Phần 1 chính là lời phụng vụ của Chúa và phần 2 là lời phụng vụ Thánh Thể.

Sự liên kết giữa hai phần là vô cùng chặt chẽ nhằm đảm bảo sự tư duy với hành động. Đây cũng được coi là bàn tiệc gồm Lời Chúa và Thánh Thể bởi nơi đây các tín hữu được giáo huấn và bổ dưỡng.

Những nghi thức được thực hiện sẽ gồm bài hát nhập lễ, lời chào cũng các nghi thức sám hối, các kinh Xót thương, Vinh danh đều cần chuẩn bị một cách dẫn nhập. Một điều chắc chắn là những nghi thức trên cần có sự liên kết với nhau và chuẩn bị tâm hồn để lắng nghe lời dạy từ Chúa.

Lời phụng vụ của Chúa 

Đầu tiên để thi hành nghi lễ bạn cần đọc trích từ Kinh Thánh với những bài thánh ca kèm theo. Còn những bài giảng, lời tuyên xưng đức tin của giáo dân sẽ được thực hiện với mục đích triển khai và kết thúc.

Lời phụng vụ của Thánh Thể

Về phần phụng vụ của Thánh Thể cần chuẩn bị các phần như sau: 

  • Phần dâng lễ là phần cần chuẩn bị lễ vật Máu Chúa Kitô.
  • Phần Kinh Tạ Ơn: Đây là phần quan trọng của thánh lễ.
  • Một số nghi thức hiệp lễ: Kinh Bình An, Kinh Lạy Cha, Thiên Chúa, Rước lễ…
  • Sau cùng chính là phần kết thúc, thực hiện chào và ban phép lành, giải tán cộng đoàn giáo dân.

Vì sao thánh lễ được bắt đầu bằng một bài hát?

Bắt đầu thánh lễ thường là một bài hát, đây là cách diễn tả những điều mà tín hữu muốn gửi gắm đến Chúa. Bài hát cũng chính là cách kết nối những người theo tôn giáo, dành tình thương cho nhau, tôn thờ với Chúa. 

Một bài hát thể hiện được niềm hân hoan đón chào ngày lễ, diễn tả được sự liên kết của cả cộng đoàn và nói lên rằng chúng ta vui sướng khi được gặp lại nhau. Trong thánh vịnh 132 đã ghi chép: 

“Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay,

Anh em được sống sum vầy bên nhau !”

Niềm vui này phải được diễn tả cụ thể trong nghi thức đầu tiên của thánh lễ là sự tập họp của đoàn dân Chúa.

Mong rằng với những chia sẻ của Bàn Thờ Công Giáo ALAN sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin hữu ích về vấn đề “Thánh lễ là gì”. Nếu bạn đang quan tâm đến bàn thờ Chúa, nơi mà mỗi gia đình Công Giáo tụ tập lại để dâng lên Chúa những lời kinh khấn nguyện. 

Đừng bỏ qua Bàn Thờ Công Giáo ALAN, chúng tôi luôn lắng nghe những chia sẻ của bạn, tư vấn giúp bạn hiểu thêm về các mẫu thiết kế bàn thờ Chúa phù hợp với không gian thiết kế của gia đình bạn.