Người chấp hành án là ai? Quyền của người đang chấp hành hình phạt tù? Người đi tù có được bán đất không? Mua bán đất của người tù?

Chấp hành hình phạt tù là hình phạt nghiêm khắc mà pháp luật đã quy định đối với người phạm tội. Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành người đang chấp hành án phạt tù sẽ bị tước một số quyền lợi nhất định như: tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước,…. Tuy nhiên, hiện nay theo quy định pháp luật người đi tù có được bán đất không? Mua đất của người tù có được không? 

Cơ sở pháp lý 

– Luật Đất đai năm 2014; 

– Luật Thi hành án hình sự năm 2019; 

– Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

– Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Người chấp hành án là ai? 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 Người chấp hành án là người bị kết án, phải chịu hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành.

2. Quyền của người đang chấp hành hình phạt tù:

Theo quy định pháp luật người chấp hành hình phạt tù sẽ có quyền và nghĩa vụ của công dân, ngoại trừ những quyền bị pháp luật hoặc Tòa án tước. Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Thi hành án năm 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của phạm nhân như sau: 

(1) Phạm nhân có các quyền sau đây:

Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán đất đai, chuyển nhượng nhà đất mới nhất năm 2022

– Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;

– Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;

– Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;

– Được lao động, học tập, học nghề;

– Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;

–  Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;

– Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

–  Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

Xem thêm: Hồ sơ cần thiết khi thực hiện công chứng hợp đồng mua bán đất

– Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;

–  Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.

(2) Phạm nhân có các nghĩa vụ sau đây:

– Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;

– Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;

–  Lao động, học tập, học nghề theo quy định;

– Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường.

Xem thêm: Mua bán đất trồng cây lâu năm

(3) Phạm nhân có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Thi hành án.

3. Người đi tù có được bán đất không? 

Xét về điều kiện để mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định điều kiện để thực hiện các quyền chuyển nhượng (mua, bán đất) như sau: 

(i) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp: 

Một là, theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013: 

Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:

– Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

– Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;

Xem thêm: Đất thuê trả tiền một lần có mua bán/ chuyển nhượng được không?

– Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

Hai là, trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai: 

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.

(ii) Đất không có tranh chấp;

(iv) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

(v) Trong thời hạn sử dụng đất.

Từ những phân tích nêu trên, người chấp hành án phạt tù sẽ được hưởng các quyền công dân ngoại trừ những quyền bị pháp luật, Tòa án tước. Như vậy, người chấp hành án phạt tù có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đáp ứng điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất và không thuộc một trong trường hợp sau đây: 

Xem thêm: Vợ được gặp chồng tại phòng riêng khi đang chấp hành án tù?

– Không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên người đang chấp hành án phạt tù; 

– Đất có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Đất không còn thời hạn sử dụng đất.

4. Thủ tục mua đất của người đi tù:

Như đã phân tích nêu trên, người chấp hành án phạt tù vẫn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật. Do đó, việc mua đất của người đi tù hoàn toàn không vi phạm pháp luật. Khi tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất các bên phải tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo đó:

Thủ tục công chứng quyền sử dụng đất trong trường hợp người chuyển nhượng đang chấp hành hình phạt tù. 

Theo đó, căn cứ theo Khoản 1 Điều 41 Luật Công chứng năm 2014 người yêu cầu công chứng phải nộp hồ sơ (01 bộ) bao gồm các loại giấy tờ sau: 

(1)  Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán đúng quy chuẩn mới nhất

(2) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

(3) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

(4) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

(5) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Lưu ý: Bản sao tại mục (1), (2), (3), (4), (5) là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

Ngoài ra, Căn cứ theo Điều 44 Luật Công chứng năm 2014 quy định địa điểm công chứng như sau: 

Điều 44. Địa điểm công chứng

1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Xem thêm: Điều kiện và thủ tục hủy hợp đồng mua bán đất đã công chứng

2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng”.

Do người chuyển nhượng đang chấp hành hình phạt tù không thể đến cơ quan có thẩm quyền như Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân thực hiện các thủ tục chuyển nhượng nên người này có thể ủy quyền cho người đại diện hoặc người bán hộ thay người này đến Văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân nơi có bất động sản yêu cầu Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền đến trại giam nơi người này đang chấp hành án phạt tù để công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.