Khả Năng Đặc Biệt Của Mỗi Bậc Thánh-Nhân

* Những bậc Thánh-nhân ngang hàng, có thể biết lẫn nhau qua đàm đạo hoặc bằng tha-tâm-thông.

* Những bậc Thánh-nhân bậc thấp không thể biết được bậc Thánh-nhân bậc cao, mà chỉ có bậc Thánh- nhân bậc cao mới có khả năng biết được bậc Thánh- nhân bậc thấp cũng qua cuộc đàm đạo hoặc bằng tha- tâm-thông.

* Những hạng phàm-nhân hoàn toàn không thể biết được các bậc Thánh-nhân.

Bậc Thánh-Nhân Nhập Thánh-Quả

Mỗi bậc Thánh-nhân có khả năng nhập Thánh-quả (phalasamāpatti) mà Ngài đã chứng đắc, để hưởng sự an-lạc Niết-bàn.

Bậc Thánh-nhân nào đã chứng đắc bậc thiền siêu- tam-giới có đối-tượng Niết-bàn, thì bậc Thánh-nhân ấy có khả năng nhập Thánh-quả-tâm với bậc thiền siêu- tam-giới ấy, để hưởng sự an-lạc Niết-bàn.

–  Bậc Thánh Nhập-lưu có khả năng nhập Nhập-lưu Thánh-quả-tâm, để hưởng sự an-lạc Niết-bàn.

–  Bậc Thánh Nhất-lai có khả năng nhập Nhất-lai Thánh-quả-tâm, để hưởng sự an-lạc Niết-bàn.

–  Bậc Thánh Bất-lai có khả năng nhập Bất-lai Thánh- quả-tâm, để hưởng sự an-lạc Niết-bàn.

–  Bậc Thánh A-ra-hán có khả năng nhập A-ra-hán Thánh-quả-tâm, để hưởng sự an-lạc Niết-bàn.

Bậc Thánh-nhân đã chứng đắc đến Thánh-quả-tâm nào, thì bậc Thánh-nhân ấy chỉ có khả năng nhập Thánh-quả-tâm ấy mà thôi, để hưởng sự an-lạc Niết-bàn.

Như vậy, bậc Thánh-nhân bậc thấp không thể nhập Thánh-quả-tâm bậc cao, và Thánh-nhân bậc cao cũng không thể nhập Thánh-quả-tâm bậc thấp.

9 pháp siêu-tam-giới mà bậc Thánh-nhân đã chứng đắc, tự mình biết rõ, tự mình an hưởng sự an-lạc Niết- bàn. Vì vậy, Thánh-đạo-tuệ của thầy không thể diệt phiền-não của đệ-tử. Người đệ-tử có thể thừa hưởng những thứ vật dụng của thầy, song không thể nhập Thánh-quả của thầy, để hưởng sự an-lạc Niết-bàn được.

Cho nên, ân-đức Pháp-bảo này gọi là Paccataṃ veditabbo viññūhi.

Ân-Đức Pháp-Bảo Được Thực Chứng

Trong bài kinh Brahmaṇasutta(1) Đức-Phật thuyết về ân-đức Pháp-bảo được thực chứng, tự thấy, tự biết do chính mình, được tóm lược như sau:

Một thuở nọ, một vị Bà-la-môn đến đảnh lễ Đức-Thế- Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ, bèn bạch hỏi Đức-Thế- Tôn rằng:

–  Kính bạch Đức-Thế-Tôn, do nhân nào mà ân-đức Pháp-bảo gọi là Sandiṭṭhiko, Akāliko, Ehipassiko, Opaneyyiko, Paccattaṃ veditabbo viññūhi?

Đức-Thế-Tôn truyền dạy rằng:

–    Này Bà-la-môn! Người có tâm tham-dục phát sinh, tâm tham-dục khống chế, tâm tham-dục bắt buộc xui khiến tự làm khổ mình, làm khổ người, tự làm khổ cả mình lẫn người, chịu nỗi khổ thân, nỗi khổ tâm.

Khi Thánh-đạo-tuệ phát sinh diệt tận được tâm tham- dục rồi, người ấy không còn tự làm khổ mình, không làm khổ người, không tự làm khổ mình lẫn cả người, không còn chịu khổ thân, khổ tâm nữa.

–    Này Bà-la-môn! Do nhân ấy, ân-đức Pháp-bảo gọi là Sandiṭṭhiko, Akāliko, Ehipassiko, Opaneyyiko, Paccattaṃ veditabbo viññūhi.

–    Này Bà-la-môn! Người có tâm sân-hận phát sinh, tâm sân-hận khống chế, tâm sân-hận bắt buộc xui khiến tự làm khổ mình, …

–    Này Bà-la-môn! Người có tâm si-mê phát sinh, tâm si-mê khống chế, tâm si-mê bắt buộc xui khiến tự làm khổ mình, làm khổ người, tự làm khổ cả mình lẫn người, chịu khổ nỗi khổ thân, nỗi khổ tâm.

Khi Thánh-đạo-tuệ phát sinh diệt tận được tâm si-mê rồi, người ấy không còn tự làm khổ mình, không làm khổ người, không tự làm khổ mình lẫn cả người, không còn chịu nỗi khổ thân, nỗi khổ tâm nữa.

–    Này Bà-la-môn! Do nhân ấy, ân-đức Pháp-bảo gọi là Sandiṭṭhiko, Akāliko, Ehipassiko, Opaneyyiko, Paccattaṃ veditabbo viññūhi, …

Nghe Đức-Phật thuyết giảng như vậy, ông Bà-la-môn vô cùng hoan hỷ tán dương ca tụng Đức-Thế-Tôn, rồi ông kính xin quy-y Đức-Thế-Tôn, xin quy-y Đức-Pháp- bảo, xin quy-y chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng-bảo. Ông kính xin Đức-Thế-Tôn công nhận ông là một cận-sự-nam đã quy-y Tam-bảo, kể từ đó cho đến trọn đời.

Niết-Bàn Là Pháp Chứng-Ngộ

Trong bài kinh Nibbutasutta(1), Đức-Thế-Tôn thuyết về Niết-bàn là pháp chứng ngộ, được tóm lược như sau:

Một thuở nọ, ông Bà-la-môn Jānusasoṇī đến đảnh lễ Đức-Thế-Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ, bèn bạch hỏi Đức-Thế-Tôn rằng:

–     Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Niết-bàn gọi là pháp Sandiṭṭhikaṃ, … Do nhân nào mà Niết-bàn gọi là Pháp Sandiṭṭhikaṃ, Akālikaṃ, Ehipassikaṃ, Opaneyyikaṃ, Paccattaṃ veditabbaṃ viññūhi?

Đức-Thế-Tôn dạy rằng:

–    Này Bà-la-môn! Người có tâm tham-dục, tâm sân- hận, tâm si-mê phát sinh, tự làm khổ mình, làm khổ người, tự làm khổ mình lẫn cả người, chịu nỗi khổ thân, khổ tâm. 

Khi Thánh-đạo-tuệ phát sinh có đối-tượng Niết-bàn, diệt tận được tâm tham-dục, tâm sân-hận, tâm si-mê xong rồi, người ấy không còn tự làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ mình lẫn cả người, không chịu nỗi khổ thân, khổ tâm nữa.

–    Này Bà-la-môn! Do nhân ấy, Niết-bàn gọi là pháp Sandiṭṭhikaṃ, Akālikaṃ, Ehipassikaṃ, Opaneyyikaṃ, Paccattaṃ veditabbaṃ viññūhi.

Nghe Đức-Phật thuyết giảng như vậy, ông Bà-la-môn vô cùng hoan hỷ tán dương ca tụng Đức-Thế-Tôn, rồi ông kính xin quy-y Đức-Thế-Tôn, xin quy-y Đức-Pháp- bảo, xin quy-y chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng-bảo. Ông kính xin Đức-Thế-Tôn công nhận ông là một cận-sự-nam đã quy-y Tam-bảo, kể từ đó cho đến trọn đời.

6 Ân-Đức Pháp-Bảo

Chư Thánh thanh-văn đệ-tử Đức-Phật có khả năng đạt đến 6 ân-đức Pháp-bảo trọn vẹn, nghĩa là quý Ngài đã hiểu biết rõ pháp-học chánh-pháp, đó là hiểu biết rõ lời giáo huấn của Đức-Phật, đã thực-hành pháp-hành chánh-pháp, đó là đã thực-hành pháp-hành giới hoàn toàn trong sạch, đã thực-hành pháp-hành thiền-định, đã thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, đã chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, đó là pháp-thành chánh-pháp.

Còn các hàng phàm-nhân thanh-văn đệ-tử Đức-Phật có khả năng đạt đến ân-đức Pháp-bảo có giới hạn về phần pháp-học chánh-pháp và phần pháp-hành chánh- pháp đó là pháp-hành giới, đang thực-hành pháp-hành thiền-định, đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ còn thuộc về pháp trong tam-giới, chưa chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, nên chưa đạt đến pháp- thành chánh-pháp.

Đề-Mục Niệm-Niệm 6 Ân-Đức Pháp-Bảo (Dhammānussati)

6 ân-đức Pháp-bảo là đối-tượng của đề-mục niệm- niệm ân-đức Pháp-bảo. Đề-mục niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo là 1 trong 10 đề-mục niệm-niệm (anussati) cũng là 1 trong 40 đề-mục thiền-định.

Muốn thực-hành đề-mục niệm-niệm 6 ân-đức Pháp- bảo, trước tiên hành-giả cần phải học hỏi cho hiểu rõ ý nghĩa 6 ân-đức Pháp-bảo kỹ càng từng các chi pháp về phần pháp-học. Phần pháp-hành, trước khi thực-hành đề-mục niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo, hành-giả nên có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức- Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo.

– Nếu là người cận-sự-nam, cận-sự-nữ, thì nên xin thọ phép quy-y Tam-bảo và ngũ-giới hoặc bát giới, cửu giới, …

–   Nếu là Sa-di, thì nên xin thọ phép quy-y Tam-bảo và Sa-di thập giới với vị Thầy tế độ hoặc với một vị Đại-đức.

–    Nếu là vị Tỳ-khưu, thì nên xin sám hối āpatti với một vị tỳ-khưu khác.

Như vậy, hành-giả là người có giới thuộc về phần pháp-hành giới làm nền tảng cho pháp-hành thiền-định, thực-hành pháp-hành niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo.

Phương Pháp Niệm 6 Ân-Đức Pháp-Bảo

6 ân-đức Pháp-bảo này chỉ có trong chánh-pháp Phật- giáo mà thôi. Chánh-pháp gồm có 10 pháp đó là pháp- học chánh-pháp và 9 pháp siêu-tam-giới (4 Thánh-đạo + 4 Thánh-quả + 1 Niết-bàn).

Muốn thực-hành đề-mục niệm-niệm 6 ân-đức Pháp- bảo, hành-giả cần phải học hỏi, hiểu rõ rành rẽ 6 ân-đức Pháp-bảo. Sau khi đã hiểu rõ đầy đủ 6 ân-đức Pháp-bảo xong, hành-giả nên tìm một nơi thanh vắng, để thuận lợi thực-hành đề-mục niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo này.

Niệm ân-đức Pháp-bảo có nhiều cách:

– Cách thứ nhất (phổ thông): Niệm-niệm trọn vẹn 6 ân-đức Pháp-bảo.

Hành-giả thực-hành niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo như sau: “Svākkhāto Bhagavatā dhammo, Sandiṭṭhiko, Akāliko, Ehipassiko, Opaneyyiko, Paccattaṃ veditabbo viññūhi…”(1) làm đối-tượng thiền-định.

Hành-giả tâm niệm đến ân-đức Pháp-bảo nào, nên hiểu rõ ý nghĩa và chi pháp của ân-đức Pháp-bảo ấy, định-tâm theo dõi mỗi ân-đức Pháp-bảo như vậy, hằng trăm lần, hằng ngàn lần, … trong suốt thời gian thực- hành niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo, để làm tăng trưởng đức-tin trong sạch nơi Đức-Pháp-bảo.

–   Cách thứ nhì (đặc biệt): Niệm một ân-đức Pháp-bảo.

Hành-giả có thể chọn một ân-đức Pháp-bảo nào trong 6 ân-đức Pháp-bảo làm đối-tượng, để thực-hành niệm- niệm ân-đức Pháp-bảo ấy, nên hiểu rõ ý nghĩa và chi pháp của ân-đức Pháp-bảo ấy, luôn luôn định-tâm nơi ân-đức Pháp-bảo ấy.

Ví dụ: Niệm-niệm ân-đức Pháp-bảo thứ nhất rằng: Svākkhāto dhammo, … Svākkhāto dhammo, … làm đối- tượng thiền-định.

Hoặc: Niệm-niệm ân-đức Pháp-bảo thứ nhì rằng:

Sandiṭṭhiko dhammo, … Sandiṭṭhiko dhammo, … làm đối- tượng-thiền-định.

Hành-giả thực-hành niệm câu ân-đức Pháp-bảo ấy, đồng thời hiểu rõ ý nghĩa và chi pháp của ân-đức Pháp- bảo ấy, định-tâm theo dõi ân-đức Pháp-bảo ấy hằng trăm lần, hằng ngàn lần, … trong suốt thời gian thực- hành niệm-niệm ân-đức Pháp-bảo, để làm tăng trưởng đức-tin trong sạch nơi Đức-Pháp-bảo.

Đề-mục niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo là một đề-mục thiền-định dễ làm cho phát sinh đức-tin nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo mà đức-tin là nền tảng cho mọi thiện-pháp từ dục-giới thiện-pháp, sắc-giới thiện-pháp, vô-sắc-giới thiện-pháp cho đến siêu-tam-giới thiện-pháp.

Đề-mục niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo là đề-mục thiền- định vô cùng vi-tế, vô cùng sâu sắc, rộng lớn mênh mông bao la, vô lượng vô biên. Vì vậy, định-tâm không thể an- định vào một pháp nào nhất định làm đối-tượng được. Đề- mục niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo này chỉ có khả năng đạt đến cận-định (upacārasamādhi) mà thôi, không có khả năng chứng đạt đến an-định (appanāsamādhi), nên không thể chứng đắc bậc thiền sắc-giới nào. Cho nên, tâm cận-định vẫn còn là dục-giới thiện-tâm.

Quả Báu Trong Kiếp Hiện-Tại

Dục-giới thiện-nghiệp do hành-giả thực-hành pháp- hành-thiền-định với đề-mục niệm-niệm 6 ân-đức Pháp- bảo rất đặc biệt: Do năng lực của dục-giới thiện-nghiệp này, trong kiếp hiện-tại hành-giả có thân tâm thường được an-lạc, tránh khỏi điều rủi ro tai hại một cách phi thường, được nhiều người kính mến, chư-thiên kính mến và hộ trì hành-giả.

Quả Báu Trong Những Kiếp Vị-Lai

Dục-giới thiện-nghiệp do hành-giả thực-hành thiền- định với đề-mục niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo này có phần vững chắc hơn là dục-giới thiện-nghiệp được tạo do bố-thí, giữ-giới, v.v…

Cho nên, hành-giả khi gần chết, tâm không mê muội, tâm bình tĩnh sáng suốt. Vì vậy, sau khi hành-giả chết, nếu dục-giới thiện-nghiệp này có cơ hội cho quả tái-sinh làm người thì sẽ là người có trí-tuệ thuộc “hạng người tam-nhân”, hoặc tái-sinh hoá-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ có trí-tuệ ở 1 trong 6 cõi trời dục-giới, vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ ấy ở cõi trời nào cũng có nhiều oai lực, có hào quang sáng ngời đặc biệt.

* Tuy nhiên, đề-mục niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo không chỉ là đối-tượng của pháp-hành thiền-định có khả năng đạt đến cận-định (upacārasamādhi) mà tâm cận- định còn là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến sự nhàm chán trong ngũ-uẩn, danh-pháp, sắc-pháp, diệt tận tham-ái, phiền-não, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn được  nữa. Như Đức-Phật dạy:

–    Này chư tỳ-khưu! Có một pháp-hành mà hành-giả đã thực-hành, đã hành thuần thục, chắc chắn dẫn đến phát sinh sự nhàm chán trong ngũ-uẩn, danh-pháp, sắc- pháp, để diệt tận tham-ái, sân hận, si mê, để làm vắng lặng mọi phiền-não, phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng- thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp, sắc-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.

Pháp-hành ấy là pháp-hành gì ?

–   Pháp-hành ấy là Dhammānussati: Pháp-hành niệm- niệm 6 ân-đức Pháp-bảo.

–   Này chư tỳ-khưu! Pháp-hành niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo mà hành-giả đã thực-hành, đã hành thuần thục, chắc chắn dẫn đến phát sinh sự nhàm chán trong ngũ-uẩn, danh-pháp, sắc-pháp, để diệt tận  tham-ái, sân hận, si mê, để làm vắng lặng mọi phiền-não, phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái- chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng- thái vô-ngã của danh-pháp, sắc-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn”(1).

Qua lời giáo huấn trên của Đức-Phật, thì đề-mục niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo, không chỉ là đề-mục thiền-định, mà còn làm nền tảng để thực-hành pháp- hành thiền-tuệ nữa. Cho nên, đề-mục niệm-niệm 6 ân- đức Pháp-bảo có 2 giai đoạn:

–    Giai đoạn đầu: Đề-mục niệm-niệm 6 ân-đức Pháp- bảo thuộc về pháp-hành thiền-định mà hành-giả thực- hành niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo có khả năng dẫn đến cận-định (upacārasamādhi) (phương pháp đã trình bày).

–    Giai đoạn sau: Sau khi hành-giả đã thực-hành đề- mục niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo, đã đạt đến cận-định, nếu hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, thì phải có ngũ-uẩn hoặc danh-pháp, sắc-pháp làm đối- tượng thiền-tuệ.

Pháp-Hành Thiền-Tuệ

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ cần  phải có đối-tượng thân, thọ, tâm, pháp trong pháp-hành tứ niệm-xứ: thân niệm-xứ, thọ niệm-xứ, tâm niệm-xứ, pháp niệm-xứ, hoặc danh-pháp, sắc-pháp đều thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) làm đối-tượng- thiền-tuệ.

Tâm cận-định trong đề-mục niệm-niệm 6 ân-Đức Pháp-bảo làm nền tảng, làm đối-tượng, để thực-hành pháp-hành thiền-tuệ như thế nào?

Đúng theo thật-tánh của chân-nghĩa-pháp, thì không có hành-giả thực-hành niệm-niệm 6 ân-Đức Pháp-bảo mà chỉ có đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ làm phận sự thực-hành niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo đạt đến cận- định mà thôi.

*   Phân Tích Theo Ngũ-Uẩn

– Tâm cận-định này là dục-giới thiện-tâm hợp với trí-tuệ, thuộc về thức-uẩn.

– Thọ tâm-sở đồng sinh với dục-giới thiện-tâm ấy, thuộc về thọ-uẩn.

– Tưởng tâm-sở đồng sinh với dục-giới thiện-tâm ấy, thuộc về tưởng-uẩn.

– Các tâm-sở còn lại đồng sinh với dục-giới thiện-tâm ấy, thuộc về hành-uẩn.

– Sắc ý căn (hadayavatthu) là nơi nương nhờ để phát sinh dục-giới thiện-tâm ấy, thuộc về sắc uẩn.

Ngũ-uẩn này, thuộc về phần pháp niệm-xứ trong pháp-hành tứ niệm-xứ.

Như vậy, ngũ-uẩn này là 1 trong 5 đối-tượng trong phần pháp niệm-xứ của pháp-hành tứ niệm-xứ, hoặc ngũ-uẩn, hoặc danh-pháp, sắc-pháp này cũng là đối- tượng của pháp-hành thiền-tuệ.

*   Phân Tích Theo Danh-Pháp, Sắc-Pháp

–     Tâm cận-định này thuộc về phần tâm niệm-xứ trong pháp-hành tứ niệm-xứ, và tâm cận-định là 1 trong 16 loại tâm trong phần tâm niêm-xứ của pháp-hành tứ niệm-xứ.

Tâm cận-định này là dục-giới thiện-tâm hợp với trí- tuệ thuộc về danh-pháp cũng là đối-tượng của pháp- hành thiền-tuệ.

–    Tâm cận-định này nương nhờ nơi sắc-ý-căn (hadayavatthu) thuộc về sắc-pháp cũng là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.

Như vậy, tâm cận-định này là 1 trong 16 loại tâm trong phần tâm niệm-xứ, hoặc tâm cận-định này là dục- giới thiện-tâm hợp với trí-tuệ thuộc về danh-pháp là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có chánh- niệm, có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của danh-pháp, sắc-pháp; thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của ngũ-uẩn hoặc danh-pháp, sắc-pháp; thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của ngũ-uẩn, hoặc danh-pháp, sắc- pháp dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi phiền-não, mọi tham-ái, mọi ác-pháp, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Cho nên, tâm cận-định trong đề-mục niệm-niệm 6 ân- đức Pháp-bảo làm nền tảng, làm đối-tượng thiền-tuệ, để thực-hành pháp-hành thiền-tuệ như Đức-Phật dạy:

– Này chư tỳ-khưu! Pháp-hành niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo mà hành-giả đã thực-hành, đã hành thuần thục, chắc chắn dẫn đến phát sinh sự nhàm chán trong ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp, để diệt tận tham-ái, sân hận, si mê, để làm vắng lặng mọi phiền-não, phát sinh trí- tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc- pháp, danh-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh- đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.”

Quả báu Đặc Biệt Niệm 6 Ân-Đức Pháp-Bảo

Hành-giả thực-hành niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo, trong kiếp hiện-tại, nếu chưa chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào, chưa trở thành bậc Thánh-nhân thì hành-giả sẽ được hưởng những quả báu đặc biệt ngay trong kiếp hiện-tại và nhiều kiếp vị-lai như sau:

–   Được phần đông chúng-sinh kính trọng.

–   Có đại-thiện-tâm trong sạch thanh-tịnh.

–  Khi sắp chết, tâm bình tĩnh sáng suốt, không mê muội.

–  Sau khi chết, đại-thiện-nghiệp này cho quả tái-sinh làm người cao quý hoặc chư-thiên cao quý.

–  Tái-sinh kiếp nào cũng thuộc hàng chúng-sinh cao quý.

–   Có sắc thân xinh đẹp đáng ngưỡng mộ.

–   Các bộ phận trong thân thể đều xinh đẹp đáng quý.

–  Thân có mùi thơm toả ra.

–   Miệng có mùi thơm toả ra.

–   Có trí-tuệ nhiều.

–   Có trí-tuệ sâu sắc.

–   Có trí-tuệ sắc bén.

–   Có trí-tuệ nhanh nhẹn.

–   Có trí-tuệ phong phú.

–   Có trí-tuệ phi thường.

–   Nói lời hay có lợi ích, …

–   Kiếp vị-lai có duyên lành gặp Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp dễ dàng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, …

Đó là những quả báu phát sinh từ đề-mục niệm niệm 6 ân-đức Pháp-bảo.

Nhận Xét Về Đề-Mục Niệm Ân-Đức Pháp-Bảo

Đề-mục niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo là một đề-mục thiền-định chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo. Hành-giả thực-hành đề-mục niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo này dễ phát sinh đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật-bảo, nơi Đức-Pháp-bảo, nơi Đức-Tăng-bảo.

Đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo có tầm quan trọng làm nền tảng cho tất cả mọi thiện-pháp được phát triển từ dục-giới thiện-pháp, sắc-giới thiện-pháp, vô-sắc-giới thiện-pháp cho đến Siêu-tam-giới thiện-pháp đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.